Nombre total de pages vues

lundi 26 décembre 2016

NHỮNG ĐỨA CON CỦA TỬ THẦN (Kỳ thứ 4)



KỲ THỨ 4 

                  Tin con trai bà Tư được vào đội Phòng Vệ Dân Phố làm bà con trong xóm bàn tán xôn xao. Một số người không thân thích gia đình bà , thốt lên những lời châm biếm:
- Ôi, thằng đó dốt đặc, hậu sanh tiểu tốt, miệng còn tanh sữa, khéo nịnh hót lòn cúi...
         Một số đồng nghiệp đạp xích lô thì reo cười. Ngoài khu chợ nhỏ thì sáng nào bạn hàng buôn bán cũng lấy tin con trai bà Tư được thu dụng làm việc trong phường thành đề tài hài hước, trò cười cho buổi chợ.
          Bà Hai Loa, bán hàng khoai có biệt danh là Loa dân phố kể lể dài dòng như đọc truyện:
- Thằng đó tôi còn lạ gì. Lý lịch gia đình nó cũng như bản thân nó tôi rành hơn sáu câu vọng cổ. Kể từ ngày đổi đời. Lợi dụng đó đời nó cũng đổi luôn. Nó giấu nhẹm cái tên Ku Lợn. Nhưng miệng thế gian bụm hết sao được. Chỉ có những người mới về ở sau này thì không  biết. Nó là đứa con đẻ rớt dọc đường. Mẹ nó chuyển bụng sanh chưa kịp tới nhà sanh Từ Dũ thì nó đã lọt tót ra ngoài.
          Gần tới ngày làm đám đầy tháng nó, bà con hai bên nội, ngoại ùn ùn kéo tới thăm nó một lần rồi họ không đến nhà nữa.
          Thời gian sau thì có tin đồn từ cửa miệng của bà con thân thích gia đình nó: Họ nói rằng nó là hiện thân của ma quỷ. Hồi xưa, nhà ông bà Tư ở xóm trên. Lúc đó mẹ nó dễ thương lắm. Nghèo mạt rệp, quần áo rách tả tơi. Sau dọn xuống xóm dưới thì nó ra đời, không hiểu sao ông Tư làm ăn khắm khá. Có tiền chút đỉnh vợ chồng bắt đầu lên mặt, nhìn đời bằng nửa con mắt.
          Cha của nó thời kỳ ông Diệm làm Chính Phủ, cha nó là phu quét đường. Nhưng chẳng hiểu sao tới thời ông Thiệu làm Tổng Thống thì cha nó được vào làm cảnh sát gác đường phố.
          Người xưa có câu: “ con gái nhờ đức cha; con trai hưởng đức mẹ” nhưng hình như ba má nó lại thiếu cả hai nên có đứa con gái, như là thứ ba mang tật bẩm sinh : Ngọng!
          Còn nó, mặt mũi như heo nọc. Bây giờ lớn lên, nó coi được phần nào. Thuở nó lọt lòng, ai thấy nó đều nhủ thầm:
- Thằng bé xí quá. Tiền kiếp chắc là con heo. Ba má nó thiếu đạo đức nên mới sanh đặng đứa con khiếp đảm như thế! 
          Ban đêm nó không chịu ngủ, khóc miết đến trời gần sáng. Tiếng khóc của nó nghe thật dị họm:
“Nhục, nhục” giống như tiếng con heo kêu.
           Nó bú sữa vào bao nhiêu ọc ra hết bấy nhiêu. Thỉnh thoảng tay chân nó co giựt như mắc kinh phong. Mẹ nó ẩm trên tay thì không có gì nhưng khi đặt nó xuống giường thì hai mắt nó trợn trắng.
           Thằng bé quái dị như thế mà mẹ nó cứ luôn miệng oang oang: thằng bé là con của cõi tiên đó! Hồi trước, mẹ nó và tôi rất thân. Vì cùng chung số phận nhà nghèo sát đất. Coi nhau như là chị em ruột vì vậy mọi việc gì đều tâm sự.
           Nhớ buổi trưa nọ, tôi vừa dọn hàng bán về nhà chưa kịp rửa tay chân, bà ta sang lộ nét mừng rỡ lôi cuốn tôi quên cả mệt nhọc:
- Chị hai ơi ! Thằng bé bớt rồi.
           Nghe qua tôi cũng vui lây. Nhưng tới chiều bà ta lại qua nhà tôi khóc ầm lên:
- Chị hai ơi ! Chết rồi ...
           Thoáng nghe qua tiếng “chết”  tôi hoảng sợ:
- Cái gì “chết” thằng bé chết rồi sao?
- Không phải, chị đừng nói bậy.
Vì nóng ruột, phút đó tôi không suy nghĩ kỹ nên thốt ra những lời “gở” cho thằng bé tôi vội vàng hỏi câu khác xoa dịu cơn đau bà ta:
- Thằng nhỏ không sao chứ?
           Mẹ nó luôn rên rĩ:
-         Nó trở bệnh trầm trọng ! Làm gì bây giờ, chị có cách nào cứu nó.
              Ban đêm nó không chịu ngủ, khóc miết đến trời gần sáng. Tiếng khóc của nó nghe thật dị họm :
“ nhục nhục” giống như tiếng con heo kêu.
         Nó bú sữa vào bao nhiêu, ọc ra hết bấy nhiêu. Thỉnh thoảng tay chân nó co giựt như mắc kinh phong. Mẹ nó ẳm trên tay thì không có gì, nhưng khi đặt nó xuống giường thì hai mắt nó trợn trắng.
         Thằng bé quái dị như thế mà mẹ nó cứ luôn miệng oang oang: thằng bé là con của cõi tiên đó.
          Hồi trước, mẹ nó và tôi rất thân. Vì cùng chung số phận nhà nghèo sát đất. Coi nhau như là chị em ruột vì vậy mọi việc gì đều tâm sự.
           
          Ngày hôm sau, mẹ nó gặp tôi nét mặt bơ phờ, mệt mỏi. Mắt thâm đen, sâu hút như là suốt đêm qua bà ta không ngủ, giọng yếu ớt:
Chị hai, thật khổ quá. Ông xã nhà tôi nhứt định không chịu nghe những lời chị đã nói với tôi. Ông cho là những điều chị em mình bàn bạc thật hoang đường, nhảm nhí. Ông bảo: trẻ con nào cũng không tránh khỏi thời kỳ ốm đau. Đó là quy luật của trời đất : Sanh, Bệnh, Lão, Tử.
          Ở với ổng, trải qua sáu mặt con, đêm qua, lần đầu tiên tôi thấy cái giận dữ của ổng. Ổng kêu tôi mau lo tìm thầy thuốc chữa trị bịnh thằng bé. Ổng nói rằng thời buổi văn minh, khoa học tiến bộ mà còn mê tính dị đoan, không thể chấp nhận.
- Ông xã chị nói đúng lắm. Nhưng đôi khi phải tin những chuyện khó tin mà có thật. Cháu gái út của tôi nè, gọi tôi bằng “dì”. Lúc mẹ nó sanh nó ra cũng gặp trường hợp tương tư như thằng con chị.
          Thoạt đầu tiên, ba nó cũng cứng lòng lắm, cũng thốt những lời lẽ như ông xã chị. Họ tìm biết bao lương y, thuốc men nổi tiếng. Nhưng con bé vẫn không hết bịnh. Càng để lâu nó càng lậm hơn. Đường cùng, họ tìm tới tôi kiểu như là “ phước chủ may thầy”. Từ đó, cháu gái của tôi đã thực sự mạnh khỏe đến khi lập gia đình.
          Tôi thấy anh chị mới được một mụn con trai mà chẳng may mắn, tôi rất đau lòng nên ngỏ ý giúp.
          Rồi ba ngày sau, mẹ nó ra chợ tìm tôi, hớn hỡ báo tin vui:
Chị hai, tôi mừng hết sức lớn chị ạ. Ông nhà tôi đã mềm lòng sau những lời cầu khẩn van lơn đầy nước mắt của tôi. Vậy chị đã tính gì chưa chị Hai?
Tôi đã dự định, chị đừng lo lắng nhiều.
          Cảm thông hoàn cảnh thiếu trước, hụt sau của gia đình ba má nó. Tôi cùng vài người khác trong xóm mót chút đỉnh tiền làm buổi tiệc xôi chè cúng vái gọi là lễ ra mắt thần linh cứu độ mạng nó.
           Ờ, chị Ba Đen, chị còn nhớ anh Dương Gian không? Anh Dương chơi cờ bạc chuyên môn gian lận giấu bài trong tay áo nên thiên hạ đặt cho cái biệt danh là Dương Gian. Đổi đời được mấy ngày ảnh theo bạn bè vọt qua Tây. Nghe nói bây giờ ảnh giàu lắm. Không biết sang đó, anh ta còn cờ gian bận nữa không?
           Tôi nhớ suốt đời, nhớ đến chết cũng không quên. Lần ấy, trong bàn tiệc đang vui vẻ đột nhiên anh ta hỏi tôi một câu làm cho mọi người cười rộ lên muốn vỡ cả nhà. Còn tôi lúc đó mắc cỡ quá, chữa thẹn bằng cách cãi vã với ảnh một phen:
- Chị Hai, tôi muốn hỏi chị một chuyện.
- Chuyện gì?
- Nhà chị có nuôi heo không?
- Khi xưa có nuôi, bây giờ hết rồi.
- Vậy chị đã thấy cu heo chưa?
- Thấy, à tại sao bỗng nhiên anh hỏi tôi chuyện chi kỳ cục vậy, nghĩ gì bậy bạ đây?
- Tâm trí chị hình như lúc nào cũng đen tối nên nghĩ người khác cũng giống như mình. Tôi hỏi chị biết cái đó là có lý do đàng hoàng.
           Mọi người trong bàn lại cười diễu anh Dương Gian. Ai cũng nghĩ những lời anh ta vừa hỏi tôi làm sao gọi là đàng hoàng được.
            Tôi mạnh dạn cãi:
 - Anh nói thế mà nghe lọt lỗ tai. Anh nhìn kìa, mọi người đang cười diễu anh đấy.
             Anh Dương Gian rống họng giải thích:
- Ấy, ấy, đừng có cười. Đây nè hãy lắng tai nghe cho rõ nhé. Tôi hỏi như thế là có liên quan đến cái tên ngoài của thằng bé, cục cưng của chị Tư.
             Mở đầu buổi tiệc, nghe chị Tư giới thiệu: Chính chị là tác giả đặt cho thằng bé cái tên ngoài đời. Tôi cảm thấy lo ngại, có thể nói là quan trọng và ảnh hưởng.
             Một người trong bàn hỏi lại:
- Cái gì là quan trọng hay ảnh hưởng?
             Anh ta bèn đáp:
- Theo quan niệm cá nhân tôi, thằng con trai cưng của chị Tư là một con người mà cho nó mang cái tên “món đó” của con vật thì kỳ quá.
             Anh ta quay sang chị Tư hỏi:
- Chị Tư, chị không tìm ra cái tên khác sao?
             Tôi liền đính chánh thay lời chị Tư:
- Thưa anh, dụng tâm của ba má thằng bé là làm thế nào để thằng bé sống mạnh khỏe nên đặt cho nó cái tên nghe tục tỉu, xấu xí đó.
               Anh ta vừa nói vừa cười:
- Tôi thấy mỗi lần mở miệng ra gọi nó thật ngượng vô cùng. Chị không nghĩ đến hậu quả mai sau à?
               Chị Tư lên tiếng:
- Hậu quả gì anh?
- Mai này nó lớn đến tuổi cập “bồ” nó sẽ mắc cỡ và thấy xấu hổ. Khi đó nó quay trở lại trách anh chị.
               Tôi xen lời vào:
- Sau này tùy nó muốn đổi lại cũng được cơ.
               Tôi vừa nói dứt, anh ta ôm đầu kêu thất thanh
- Trời ơi! Chị Hai, chị nói thế mà nghe được. Đâu có đơn giản như chị nghĩ. Mười mấy năm người đời gọi mãi cái tên đó trở thành một thói quen thì làm sao trong một sớm một chiều bắt người ta bỏ được.
- Tôi không nghĩ xấu xí gì cả. Mang cái tên thơm phức, oai hùng, xinh đẹp mà lòng dạ bẩn thỉu, xảo trá, lường gạt...đấy mới là tai hại, nguy hiểm.
- Tôi tin chắc sau này thằng bé sẽ oán trách.
- Mọi người đã tính xong rồi, anh đừng bàn ra.
- Vì chỗ thân tình tôi có ý kiến vậy thôi. Tôi chỉ tội nghiệp cho thằng bé. Nếu anh chị Tư cho tôi biết trước việc này, tôi sẽ cho thằng bé cái tên nghe tuyệt hảo, độc nhứt vô nhị.
- Tên gì?
- Trễ rồi. Tôi đợi mai này ai không may sanh con khó nuôi, tôi sẽ cho cái tên ấy. Cái tên tôi tin chắc mọi người đều thích thú, kể cả từ thượng giới đến âm phủ đều hài lòng sung sướng.
- Anh nói tôi nghe thiên đường. Vậy tôi hỏi ngược lại anh, cái tên đó sao anh không đặt cho con cái của anh?

             Tiếng chuông reo cắt đứt giấc ngủ, cơn mơ muộn màng của Bảy Lãi. Tỉnh thức anh đưa tay lên nhìn đồng hồ đã hơn 9 giờ sáng.
            Anh lật đật tốc mền gối, xuống giường tiến nhanh ra mở cửa. Ánh sáng lùa vào nhà cùng với ngọn gió lành lạnh tiết trời thu.
             Bảy Lãi cảm giác sản khoái từ hơi thở đến đầu óc, máu huyết, da thịt.
             Hiện diện trước cửa nhà là hai người đàn bà. Anh sửng sốt:
- A, chị Phạm.
- Chào anh.
             Phạm nhanh miệng giới thiệu với chủ nhà:
- Đây là Điểu, bạn của tôi từ bên Việt Nam, vừa mới sang mà tôi không hay. May sao chiều hôm qua khi ở nhà anh về tôi ghé tạt nhà anh Rừng thì gặp, hên sao đâu.
             Bảy Lãi tỏ ra người lịch thiệp:
- Hân hạnh
             Anh kèm theo nụ cười xã giao và làm cử chỉ mời khách vào nhà.
Xin mời hai chị vô
             Noi xong, anh quay ngược người lại hướng dẫn khách ngồi ở phòng khách.
             Đột nhiên Phạm đánh tiếng:
Anh cho chúng tôi ngồi phòng ăn tiện hơn. Tôi có thói quen ngồi ở phòng ăn.
            Bảy Lãi do dự. Điểu, bạn Phạm châm lời vào để chủ nhà không phải khó xử. Giọng bắc the thé:
- Xin anh đừng ngại, ý kiến chị Phạm có lý.
Tuy khách nói như thế, nhưng Bảy Lãi vẫn rào đón giữ thái độ lịch sự:
- Dạ không được, khách đến nhà thì phải quí trọng khách chứ.
            Bảy Lãi ngó sang Phạm phân bày:
- Dù biết chị Phạm là chỗ quen thân nhưng tôi lúc nào cũng chủ trương cựu cũng như tân. Hơn nữa chị này tôi mới vừa biết.
             Phạm nó năn không khéo léo:
- Anh sợ bạn tôi thấy cái bề bộn trong nhà anh sao? Nhà thiếu bàn tay đàn bà thì đều như vậy.
             Nghe Phạm nói câu này làm Bảy Lãi khó chịu. Anh giữ thái độ bình tỉnh trước mặt khách. Khôn ngoan anh lại vịnh vào câu của Phạm để khách cảm thông nhiều hơn:
- Dạm chị Phạm nói rất đúng, vì vậy mong hai chị bỏ qua cho những gì tôi thiếu sót nghe.
             Điểu tỏ vẻ tự nhiên một chút, tâng lời theo chủ nhà:
- Anh thật khéo rào trước.
- Dạ, tôi chỉ sợ hai chị đánh giá thấp là tôi xem hai chị, không trọng khách.
             Điểu vọt miệng tự giới thiệu thứ của mình:
- Dạ, em thứ bảy. Anh gọi thứ của em cho dễ và thân thiện hơn.
             Bảy Lãi xoa hai bàn tay, luôn giữ nụ cười gắn trên môi:
- Da, chị Điểu dễ tánh quá, nếu chị cho phép.
             Bảy Lãi cũng tự giới thiệu lại:
- Dạ tôi cũng thứ bảy.
             Phạm không biết nghĩ gì, reo lên:
- A, hay quá, vậy hợp nhau vô cùng.
             Điểu thắc mắc hỏi lại bạn:
- Mầy nói gì lạ thế?
             Phạm bô bô:
- Anh bảy gặp chị bảy. Chị bảy với anh bảy...trùng hợp thật là ngộ ghê.
             Điểu thấy bạn trêu chọc, sẳn dịp vui miệng kể lể lúc còn bé:
- Lúc em còn nhỏ, anh bảy biết người ta tăng em biệt danh gì không?
             Bảy Lãi im lặng. Anh sợ không khéo nói sẽ làm phật lòng khách:
             Điểu như thấu hiểu được tâm của chù nhà, tiếp lời:
- Em tên Điểu, nhưng người ta sửa lại là bảy Điệu.
             Bảy Lãi cười xòa hòa theo không khí vui nhộn do khách đem đến. Anh vuốt lời khách:
- Bảy Điệu nghe hay chứ?
             Phạm xen lời nói thêm:
- Nó điệu quá nên người ta đặt cho cái tên đó là đúng lắm.
             Điểu vui tươi gặn hỏi lại:
- Anh bảy thấy em có điệu không?
             Bảy Lãi đáp:
- Có chứ. Chị điệu lời nói lắm.
             Bảy Lãi chuyển đề tài khác:
- Thôi, nếu quý vị muốn ngồi ở phòng ăn thì tùy.
             Bảy Lãi đưa khách xuống phòng ăn. Anh mở lời khen Phạm ngay:
- Phòng ăn hôm nay được sạch, gọn như thế này là nhờ có bàn tay chị Phạm đó chị Điểu.
             Điểu đưa mắt quan sát chung quanh phòng ăn tỏ vẻ hài lòng kiểu chưng dọn của chủ nhà. Điểu buông lời khen:
- Đẹp lắm.
- Hai chị ngồi chơi tôi sửa soạn chút nghe.
             Phạm lên tiếng:
- Anh làm gì thi làm đi, để tôi làm cà phê cho.
             Trúng ý Bảy Lãi lẹ làng nói:
- Nhờ chị Phạm giúp trước một tay. Tôi rửa mặt xong trở ra ngay.
             Bảy Lãi nói xong đi ngay vào phòng rửa mặt.
Cánh cửa phòng ăn được khép lại.
Phạm tự tiện mở tủ lấy dụng cụ làm cà phê như là đang ở nhà mình. Vừa làm vừa nói chuyện với bạn một cách rất chân tình:
- Tao sẽ giới thiệu mầy làm ở đây. Ảnh đang cần người giúp việc nhà. Tao xin nghỉ vì có chỗ khác kêu.
- Mầy đang làm cho ảnh, mà mầy làm những việc gì?
- Thì làm những việc trong nhà như mầy làm những việc ở nhà mầy.
             Điểu hơi tò mò, thăm dò hỏi bạn:
- Ảnh không có vợ sao?
- Có cũng như không. Vợ chồng sắp sửa ra tòa ly dị
- Vậy sao? Ảnh xin hay...
             Phạm cướp lời bạn:
- Nghe ảnh kể thì “bà” chủ động.
             Điểu vô tình nói lên nỗi bất mãn đã in sâu trong tâm từ bên nhà:
- Trước khi sang đây tao nghe người ta nói nhiều về đàn bà ở nước ngoài chuyên môn đòi bỏ chồng.
             Phạm nghe bạn nói, va chạm tự ái. Nàng đính chánh lại phần nào:
- Họ quơ đũa cả nắm, đàn bà có người chứ.
             Điểu phăng tiếp:
- Mà nguyên nhân nào đưa tới sự việc đứt đoạn tình của hai người?
             Phạm nhúng vai biểu môi :
- Nghe ảnh tâm sự là vì nói động tới con riêng bà.
             Điểu thoáng hiểu phần nào nguyên nhân, gật đầu vài cái:
- À, thì ra vậy...Hai người gặp nhau ở bên này?
- Cập bồ nhau từ Việt Nam, nhưng lấy nhau bên Tây. Tính ra tình cảm giữa hai người giao nhau với thời gian lâu vô cùng. Tưởng rằng thực sự sống chung nhưng lại chia tay: Bà đổ lỗi ông ; ông đổ lỗi bà.
- Trong hai ắc phải còn người ứ động tình thương dù rằng chia tay?
             Phạm cười nhẹ.
- Tình cảm khó diển đạt lắm. Trường hợp này theo tao thấy ảnh đau khổ, tức là anh ta còn luyến thương chị ta.
             Điểu lần mò sâu vào vấn đề gia đình chủ nhà:
- Bây giờ vợ ảnh thế nào?
             Phạm trả lời bạn như người nhà của gia đình Bảy Lãi:
- Bỏ nhà đi một tuần nay, vì vậy ảnh mới tìm người giúp việc. Ảnh bận mua bán ngoài phố không còn thì giờ làm việc nhà.
- Ảnh mua bán gì ngoài phố? Điểu hỏi thêm.
- Ảnh có cửa tiệm bán đồ tạp hóa. Tao nhờ gặp anh Rừng giới thiệu.
             Phạm ngừng nói đưa mắt thăm dò Điểu. Đoạn nói tiếp ra vẻ lo lắng cho bạn mình:
- Lát nữa đây để tao đề cập qua mầy. Đồng ý chứ?
- Tùy mầy, tao đâu có biết. Tao mới sang không dám có nhiều ý kiến.
             Rồi chợt như nhớ ra một điều gì quá để lâu nên cố gợi lại trong trí:
- Phạm à, tao thấy lạ quá, tao cảm nhận ngờ ngợ...
             Phạm băn khoăn hỏi bạn:
- Có vấn đề gì?
             Điểu ướm lời tâm sự:
- Tao thấy anh này trông giống người xưa quá chừng, không biết có phải ảnh là người xưa không? Lẽ nào...
             Phạm thắc mắc:
- Người xưa của mầy?
             Vừa lúc đó cánh cửa phòng ăn mở.
Bảy Lãi xuất hiện với bộ quần áo tươm tất, mặc mũi sáng lên, tóc tai gọn gàng. Anh xoa tay tươi cười:
- Cám ơn chị Phạm nhiều.
             Phạm rót cà phê vào từng tách bưng đưa giỡn cợt với chủ nhà:
- Mời chủ nhà uống cà phê. Mời bảy điệu.
             Cả ba người đồng nở nụ cười tươi.
             Bảy Lãi ngồi xuống ghế đối diện Phạm. Anh bưng tách cà phê hớp một cái nghe ngọt lịm. Hít hà tâm đắc:
- Chà, chị Phạm pha cà phê ngon quá, tuyệt hảo.
             Phạm không chần chờ Điểu lên tiếng vội hỏi:
- Đó, ảnh hiện diện trước mặt mầy, xem kỹ có phải là người xưa không?
             Vừa dứt câu hỏi bạn, liền quay sang phân bua với Bảy Lãi:
- Bạn của tôi nói rằng anh trông giống người xưa của nó quá chừng. Nó ngờ ngợ không biết có phải.
             Đến phiên Bảy Lãi cũng thố lộ những gì anh đã cật vấn trong trí nhớ từ lúc mới gặp Điểu. Vì không quả quyết được đúng hay sai nên âm thầm để hậu xét.
             Bây giờ được dịp Phạm mở lời, anh mừng rỡ:
- Chị Phạm khơi màu trước tôi mới dám nói ra. Lúc nảy chị giới thiệu, tôi cảm thấy hơi quen quen, gặp nhau ở đâu, trường hợp nào mà tôi đang moi óc cố nhớ lại.
             Điểu đã nhìn kỹ rồi. Quả không sai tí nào. Đúng là người xưa cách đây mười mấy năm về trước, hơn nữa lần đó chỉ thoáng qua thôi  thì làm  sao khi gặp lại nhận ra ngay được. Nàng nói sâu sắc:
- Có trường hợp người giống người. Nhưng trường hợp này tôi thấy đặc biệt hơn. 
             Bảy Lãi tìm hiểu :
- Bên nhà trước kia chị ở đâu?
- Em ở Saìgòn, khu chợ cũ, đường Võ Duy Nguy, còn anh? Em nhớ gặp anh ở đâu nè, một lần nào đó, hỏng biết có đúng không?
             Bảy Lãi hớp thêm cà phê. Từ từ đặt nhẹ tách lên bàn ăn. Anh trả lời:
- Tôi cũng cảm thấy trùng hợp.
Rồi Bảy Lãi kể lại chuyện Tết năm ấy cho tới bây giờ cũng còn luyến tiếc.
             Điểu vừa nghe thoáng qua Bảy Lãi nhắc đến chuyện xảy ra vào ngày cận Tết năm đó, chị mừng quýnh reo lên:
- Đúng rồi chắc chắn là anh chứ không ai lạ. Lúc đó anh đang đạp xích lô phải hôn, trong lúc em bị bọn công an đuổi bắt, anh đột nhiên xuất hiện rước em chạy thoát. Nhờ anh đẩy vội chiếc xe rồi phóng người lên cúi đầu đạp miết.
             Quá khứ được quay lại bằng lời nói và vóc dáng của người đàn bà năm xưa mà hiện giờ đang đối diện Bảy Lãi. Anh thật không ngờ cái nuối tiếc mười mấy năm về trước hôm nay đã tìm lại được nơi xứ lạ quê người. Quả thật trái đất tròn...
             Bảy Lãi cảm giác như tâm hồn lạc vào khu huyền bí. Anh bắt đầu nói năn không chững cạc.
- Trời ơi! Chị đây sao? Lúc đó chị làm điều gì phạm pháp đến mức độ thúc dục tôi đạp xe thật lẹ. May mà bọn công an không tóm được tôi, nếu bị bắt chúng kết tôi đồng lỏa nằm khám gở mấy cuốn lịch rồi.
             Bảy Lãi mơn trớn kể tiếp. Hai người đàn bà ngồi im lắng tai nghe giống ông bà thuật chuyện cổ tích hồi xửa hồi xưa...
- Chị biết hôn, tôi đạp xe được một đoạn đường lèo lách trốn khỏi tay công an săn đuổi. Tôi mệt lã người. Xe đang xuống dốc ngon trớn, đột nhiên chị vỗ vào thùng kêu ngừng lại. Tôi còn nhớ kỹ là khi ấy xe chạy lướt qua đầu hẻm của khu nhà tăm tối lụp xụp. Chị một hai cất tiếng vội vã:
- Anh cho tôi xuống đây, ngừng xe, ngừng xe.
             Bấy giờ như một cái máy. Thắng gắp và ngừng sát bên lề. Chị lật đật nhảy xuống chút xíu nữa té nhào đầu. Chị dúi vào tay tôi một mớ tiền khuất bóng nhanh vào trong hẻm.
             Điểu cảm kích nói trong nghẹn ngào:
- Cám ơn anh nhiều lắm nhé. Nếu lần đó không thoát thì giờ đây anh và em chẳng có dịp may gặp nhau ngồi đàm thoại quá khứ hi hữu.
             Canh Điểu vừa kể dứt, Bảy Lãi vội nối lời:
- Quên nữa, mặc dù vội vàng nhưng chị vẫn nói lên một câu ngắn trầm ấm:
             Điểu hỏi:
- Em đã nói gì?
             Bảy Lãi nói lại nguyên văn Điểu đã phát ra từ thuở xa xưa:
- “ Cám ơn anh nhiều lắm”. Chị nói giọng Bắc nghe hay làm sao.
- Khi thoát rồi, bấy giờ anh ra sao?
             Bảy Lãi trầm mặt:
- Thú thật với chị, thời điểm ấy tôi như người mất hồn. Tôi đứng ngẩn ngơ một đoạn, cúi xuống mở rộng bàn tay: một mớ tiền lộn xộn chị đưa cho, tôi không kiểm lại. Sau đó... Bảy Lãi ngập ngừng.
             Điểu hỏi gằn lại:
- Sau đó thế nào anh?
- Tôi cảm thấy hối tiếc.
             Điểu hỏi nhẹ:
- Anh hối tiếc?
             Bảy Lãi đưa hai bàn tay vuốt mặt, vuốt tóc:
- Phải, tôi hối tiếc vì không có thì giờ để tìm hiểu lý lịch của chị, để chị biệt tâm, biệt dạng.
             Điểu cười:
- Anh có hỏi cũng vô ích.
- Tại sao?
- Vì giữa anh và em là hai người xa lạ. Làm gì có chuyện cho anh biết rõ. Anh nghĩ có đúng không?
             Bảy Lãi lập luận:
- Ý của tôi là muốn biết tên của chị, đơn giản vậy thôi.
             Điểu không khéo lời:
- Anh thật là khờ.
             Bảy Lãi trố mắt nhìn Điểu như không hài lòng câu nói đó. Anh thất sắc.
             Điểu tự xét thấy mình nói lỡ lời nặng chủ nhà, vội vàng đính chánh:
- Xin anh tha lỗi cho.
             Rồi Điểu nói luôn để phả lắp sự lỡ lời nặng nhẹ vừa thốt ra.
- Anh thấy không, đâu có thời gian. Tôi là người đang chạy trốn lưỡi hái của tử thần.
             Bảy Lãi nói như yêu cầu:
- Chuyện đã qua mười mấy năm, hôm nay tình cờ gặp lại, vậy là chị có thể kể được không?
             Từ sớm tới giờ Phạm ngồi lặng thinh nghe hai người đối đáp nhau về chuyện năm xưa. Thấy đến lúc phải tạm cắt đứt mẫu chuyện này. Phạm nói:
- Khi khác đi, chúng ta còn gặp nhau mà. Tôi có một chuyện cần bàn với anh:    
             Bảy Lãi hướng mắt sang Phạm nôn nóng hỏi :
- Bàn chuyện gì, chị?
- Tôi xin anh cho bạn tôi thay thế tôi giúp việc nhà của anh kể từ ngày hôm nay.
             Bảy Lãi kinh ngạc, thốt lạc giọng:
- Ủa sao vậy? Tôi đã làm điều gì phật ý chị chăng? Nếu có xin chị bỏ qua.
             Phạm tươi cười để trấn an nỗi quan tâm của chủ nhà, tiếp câu gần như kết thúc vấn đề:
- Chẳng giấu gì anh. Tôi vừa được chỗ khác kêu.
             Thoáng nghe qua, Bảy Lãi hơi buồn trong lòng. Anh trách khéo:
- Làm giúp việc nhà chắc là không đủ chi phí cuộc sống của chị?
             Phạm ngầm hiểu Bảy Lãi đang có những tư tưởng nhầm lẫn về mình, vội biện luận:
- Anh bảy à, thật tâm tôi mến và quý anh vô cùng tuy rằng thời gian ngắn nhưng tôi cảm tưởng như mình quen nhau lâu rồi. Dẫn chứng là đã cùng nhau thố lộ chuyện nan giải của gia đình mình. Mỗi người có một hoàn cảnh khổ đau riêng biệt và cuộc sống cá nhân. Tôi muốn giúp anh nhưng dịp may tôi phải nắm lấy ngay. Mong anh thông cảm nghe.
- Chị được dịp may?
             Phạm hăng hái nói:
- Phải anh ạ, nhà hàng Long Rong kêu tôi làm.
             Bảy Lãi tỏ ra quan tâm:
- Họ kêu chị làm tạm thời hay làm luôn?
- Tôi chưa nghe họ nói gì. Cứ vào làm vài hôm rồi hỏi tới cũng không muộn.
             Bảy Lãi lộ nét lo lắng:
- Có việc cho chị làm thì tôi mừng. Nhưng tôi cần lưu ý, chị hãy cẩn thận vì trường hợp của chị không khéo bị tai họa.
             Phạm nghe tới hai tiếng “tai họa” cảm thấy nóng mặt. Không dằn lòng được chị sảng giọng:
- Tai họa gì? Anh dọa tôi phải không?
             Bảy Lãi đưa tay mặt sửa lại mắt kính cận. Nhìn Phạm không chớp mắt. Anh nhăn mặt nói:
- Chị hiểu lầm tôi rồi. Tôi xem chị như...
             Không đợi Bảy Lãi dứt câu, Phạm cướp lời:
- Cám ơn anh đừng quan tâm. Tôi lo lấy được. Đầu tôi có sạn.
             Phạm nhồi tiếp câu cứng rắng:
- Tôi không làm gì phạm pháp, tôi không sợ. Tôi chỉ sợ lẽ phải mà thôi.
             Bảy Lãi lắc đầu nhưng vẫn cố giải thích:
- Chị thật chủ quan nên chị quên một điều tối ư quan trọng đối với bản thân chị hiện nay. Và luôn cả bé gái nữa.
             Nghe bảy Lãi nói động tới con gái của mình, chị không chùn lòng, ngược lại tỏ nét hơi giận dữ:
- Anh có chứng cớ nào mà lại nói thêm như vậy?
             Bảy Lãi thấy đối phương không chịu nghe lời giải thích chân tình của mình. Vì tình người đối với tình người trên xứ lạ. Tuy rằng mới biết người ̣àn bà này nhưng tự nhiên có cảm giác như đã thân thích từ lâu. Chính anh cũng không hiểu tại sao mình lại xen vào việc của người khác. Không kiềm được bình tỉnh, anh buộc phát lên những cảm tưởng sâu sắc mà tương lai có thể xảy ra:
- Chị hãy nhớ người ta đang chực sẳn, chờ chị có một sơ hở, một yếu điểm là...là...
             Phạm vẫn cương quyết tự chủ:
- Tôi chỉ sợ lẽ phải. Anh vừa nói ra, tôi đã hiểu tận đáy lòng của anh rồi.
             Bảy Lãi lắc đầu. Anh không còn chút gì hứng thú trong tâm tư khi người mình cảm mến thốt ra những lời gần như bất cần sự giúp đỡ của người khác. Bảy Lãi thầm nghĩ :
- Con người như thế, không thể nào hòa hợp với mọi người, chồng bỏ cũng là phải lắm.
             Điểu chứng kiến cuộc đối thoại giữa hai người hình như sắp sửa đi tới mức gây go, không còn sự tôn kính lẫn nhau nữa. Chị vội vã can ngăn, phá tan bầu không không khí ngộp thở dù là buổi sáng không khí trong lành:
- Thôi, thôi, cho tôi xin đi. Nói sang chuyện khác hay hơn.
             Bảy Lãi xoay qua phân bày với Điểu:
- Chị ạ, tôi thấy hoàn cảnh của chỉ mà đau lòng giùm. Hạnh phúc mới thấy đó, phúc chốc đã tan. Tình người trên đất Tây này lạt lẽo lắm. Chị ở lâu rồi chán ngán vô cùng. Tôi thấy chỉ sang đây chưa gì đã gãy đổ hạnh phúc. Thân đơn độc lại nuôi con khó khăn chật vật cuộc sống chẳng phải đơn giản đâu. Chị nghĩ tôi nói có đúng không?
             Điểu động lòng trước những nỗi lo lắng của chủ nhà, hướng sang bạn khuyên nhủ:
- Anh bảy nói rất đúng đó mầy. Tao thấy hiếm có người tốt như ảnh đây.
             Điểu trách bạn thêm:
- Mầy sao tánh nào tật nấy, bao nhiêu năm xa cách giờ gặp lại vẫn không thay đổi. Tao mà được có người lo lắng cho thì...
             Phạm bắt được câu nói của bạn là một dịp may để bàn giao người và việc làm, liền thay nét mặt tươi trở lại:
- Thì nhân dịp này mầy về phụ giúp anh bảy là hay biết mấy.
             Phạm quay sang hỏi lại chủ nhà:
- Anh bảy chắc không từ chối chứ?
             Bảy Lãi nhìn cười nhẹ. Điểu khéo léo nói:
- Việc này để chủ nhà quyết định.
             Phạm tấn công thêm lời để bảy Lãi an tâm:
- Anh đừng có lo, tuy tôi đi làm chỗ khác nhưng khi nào công việc anh nhờ người làm chứng tôi sẳn sàng giúp anh đến nơi đến chốn.
             Nghe Phạm nói ra câu này, bảy Lãi vui vẻ mừng rỡ cỡi mở nội tâm:
- Thật cám ơn chị Phạm nhiều. Tôi tưởng rằng...
- Tưởng rằng tôi tìm cách khác để bỏ cuộc? Không, tôi nói một là một. Anh vững lòng hơn nữa, là ngoài tôi ra còn có thêm người khác cũng sẳn sàng giúp anh, nếu anh muốn?
             Bảy Lãi ngơ ngác. Anh chưa hiểu ý Phạm, miệng lấp bấp hỏi:
- Xin chị nói rõ, ngoài chị tôi thấy đâu còn ai giúp vì chuyện rắc rối gia đình tôi chỉ có chị nắm vững vấn đề, cũng như hoàn cảnh gia đình chị tôi được hiểu phần nào.
             Phạm cười, mắt hướng sang Điểu, ngầm ám hiệu cho bảy Lãi biết Điểu.
             Bảy Lãi ngần ngại. Anh nói những câu xa gần với Phạm:
- Nếu quả thật có được như vậy, tôi đây vô cùng cảm tạ. Ở đời, thường thường người ta hay sợ dính líu liên lụy...
             Thấy bầu không khí trở lại hòa nhã, Điểu mừng, hỏi thăm dò:
- Sao, chuyện gì hai người có vẻ tâm đắc quá vậy?
             Phạm nói hớt trước bảy Lãi:
- Tao nói với ảnh là mầy và tao tuy hai, nhưng là một.
             Điểu không biết gì cũng nói ý nghĩ theo bạn:
- Phải đấy anh.
             Phạm nói tiếp:
- Vậy mai này, nếu ảnh nhờ đến mầy giúp chuyện gì thì mầy sẳn lòng?
             Điểu không đắn đo:
- Đúng vậy, nếu không ngoài khã năng.
             Bảy Lãi được Điểu, người thứ hai tương trơ, anh cảm thấy khoái chí tột cùng. Anh đứng thẳng người lên, mắt sáng rực, nụ cười tươi nở trên môi thâm vì hút thuốc quá nhiều trong những đêm trằn trọc suy tư sầu não. Anh mở lời nói:
- Tôi xin hai vị, hôm nay ở lại đây dùng bữa cơm. Và tôi sẽ cho hai chị thấy bếp chánh sau mười mấy năm thất nghiệp.
             Phạm trêu:
- Anh làm món gì miễn đừng có thịt heo là được.
             Bảy Lãi nghe Phạm nói có ý trêu chọc mình. Nhưng anh lờ đi như là anh chẳng nghe gì hết. Anh ra lịnh:
- Hôm nay tạm gác làm việc nhà. Chị Phạm làm bếp phụ, còn chị Điểu thì serveur.
             Mặt trời đã lên khỏi đỉnh đầu. Nắng vàng tỏa khắp mọi nơi. Sinh hoạt ồn ào náo nhiệt bên ngoài đã có tự bao giờ...



Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire